1. Trang chủ
  2. Hướng dẫn theo nghiệp vụ, sử dụng
  3. Tài sản
  4. Khai báo TSCĐ là Vật kiến trúc (kho, bể chứa, tường rào, giếng,…)

Khai báo TSCĐ là Vật kiến trúc (kho, bể chứa, tường rào, giếng,…)

1. Tại Menu Tài sản\Thêm tài sản\Thêm tài sản

2. Chọn loại tài sản Vật kiến trúc

 

3. Khai báo thông tin chi tiết theo hướng dẫn bên dưới, phần dấu * bắt buộc phải điền

Khai báo Thông tin Tài sản

  • Loại tài sản: Chọn theo danh mục Loại tài sản theo từng nhóm tài sản đã khai báo
  • Mã tài sản: Phần mềm tự động sinh Mã tài sản tiếp theo dựa trên mã của tài sản gần nhất, có thể chỉnh sửa nếu muốn.
  • Tên tài sản: nhập theo nhu cầu quản lý của đơn vị
  • Chọn Lý do tăng nhà: Khai báo phương thức hình thành tài sản (VD: Đầu tư xây dựng; Tiếp nhận; Mua sắm;..)
  • Bộ phận sử dụng tài sản. Nhấn vào biểu tượng dấu (+) để thêm bộ phận sử dụng.
  • Nhập thêm các thông tin chi tiết khác như: Số quyết định trang cấp; Ngày quyết định; Dự án…

  • Nguồn hình thành: Khai báo Nguồn hình thành tài sản.  Nhập Giá trị nhận được từ mỗi nguồn tương ứng.
  • Nhấn vào biểu tượng dấu + để thêm nguồn hình thành.

Khai báo thông tin kê khai

  • Loại tài sản kê khai: Phần mềm tự động xác định dựa vào loại tài sản, anh/chị không thể tự khai báo/chỉnh sửa.
  • Khai báo Hiện trạng sử dụng: Phần mềm cho phép nhập thông tin theo loại hình đơn vị:
    • Đối với đơn vị quản lý hành chính: Chỉ được nhập hiện trạng là trụ sở làm việc, để ở, bỏ trống, bị lấn chiếm, sử dụng hỗn hợp, sử dụng khác.
    • Đối với đơn vị hoạt động sự nghiệp: Chỉ được nhập hiện trạng là Hoạt động sự nghiệp - Không kinh doanh, Hoạt động sự nghiệp - Kinh doanh, Hoạt động sự nghiệp – Cho thuê, Hoạt động sự nghiệp – Liên doanh liên kết, để ở, bỏ trống, bị lấn chiếm, sử dụng hỗn hợp, sử dụng khác.

Khai báo thông tin khác

  • Thông tin công khai: Nhập Mô tả và Mục đích công khai. Thông tin sẽ là căn cứ lấy lên tại các báo cáo thuộc Nhóm báo cáo công khai.
  • Thông tin khác: Nhập thêm các thông tin khác để khai báo đầy đủ thông tin về tài sản như Tài sản nhận từ đơn vị; Loại định mức tài sản; Ghi chú.
  • Tệp đính kèm: Nhấn Đính kèm tệp để tải lên các tài liệu, biểu mẫu liên quan đến tài sản.

Khai báo thông tin khấu hao/hao mòn

a. Nếu tài sản chỉ tính hao mòn: TSCĐ chỉ dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp

    • Nhập Ngày mua, Ngày bắt đầu sử dụng (Thường là ngày hiện tại), Ngày ghi tăng (Thường là ngày hiện tại)
    • Năm theo dõi mặc định là năm làm việc hiện tại.
    • Nhập Ngày bắt đầu tính hao mòn (Thường là ngày hiện tại)
    • Số năm sử dụng: Tính theo loại tài sản và năm sử dụng tài sản.
    • Tỷ lệ hao mòn (%): Tính theo công thức bằng 1/ số năm sử dụng x 100%.
    • Hao mòn/Khấu hao năm: Tính theo công thức bằng Nguyên giá * Tỷ lệ hao mòn.
    • Số năm sử dụng còn lại: Phần mềm tự động tính theo công thức bằng Số năm sử dụng – (Năm theo dõi – Năm của ngày bắt đầu tính hao mòn).
    • Ngày kết thúc tính hao mòn: Là ngày 31/12 của năm (Năm theo dõi + Số năm sử dụng còn lại – 1).
    • Nhập Hao mòn lũy kế nếu có.

b. Nếu tài sản chỉ trích khấu hao: TSCĐ chỉ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh

  • Nhập Ngày mua, Ngày bắt đầu sử dụng (Thường là ngày hiện tại), Ngày ghi tăng (Thường là ngày hiện tại)
  • Năm theo dõi mặc định là năm làm việc hiện tại.
  • Nhập Ngày bắt đầu trích khấu hao.
  • Kỳ trích khấu hao: Chọn theo Tháng/Quý.
  • Số tháng/kỳ trích khấu hao: Phần mềm tự động tính căn cứ theo tài sản trích khấu hao theo tháng/quý:
    Nếu khấu hao theo tháng: Số tháng trích khấu hao = số năm sử dụng theo loại tài sản x 12.
    Nếu khấu hao theo quý: Số quý trích khấu hao = số năm sử dụng theo loại tài sản x 4.
  • Số tháng/kỳ trích khấu hao còn lại: Phần mềm tự động tính.
  • Giá trị trích khấu hao: Bằng nguyên giá tài sản, không chỉnh sửa thông tin này.
  • Khấu hao lũy kế: Với tài sản mới (=0); Với tài sản cũ (= Khấu hao kỳ x Số kỳ tròn + Khấu hao kỳ đầu tiên)
  • Giá trị còn lại: Phần mềm tự động tính.

c. Nếu tài sản vừa tính hao mòn vừa chỉ trích khấu hao: TSCĐ vừa dùng cho hoạt động hành chính sự nghiệp, vừa dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh

  • Nhập Ngày mua, Ngày bắt đầu sử dụng (Thường là ngày hiện tại), Ngày ghi tăng (Thường là ngày hiện tại)
  • Năm theo dõi mặc định là năm làm việc hiện tại.
  • Nhập Ngày bắt đầu tính hao mòn (Thường là ngày hiện tại)
  • Số năm sử dụng: Tính theo loại tài sản và năm sử dụng tài sản.
  • Tỷ lệ hao mòn (%): Tính theo công thức bằng 1/ số năm sử dụng x 100%.
  • Hao mòn/Khấu hao năm: Tính theo công thức bằng Nguyên giá * Tỷ lệ hao mòn.
  • Số năm sử dụng còn lại: Phần mềm tự động tính theo công thức bằng Số năm sử dụng – (Năm theo dõi – Năm của ngày bắt đầu tính hao mòn).
  • Ngày kết thúc tính hao mòn: Là ngày 31/12 của năm (Năm theo dõi + Số năm sử dụng còn lại – 1).
  • Nhập Ngày bắt đầu trích khấu hao.
  • Kỳ trích khấu hao: Chọn theo Tháng/Quý.
  • Giá trị trích khấu hao: Tương ứng với giá trị từng Nguồn hình thành tài sản.
  • Khấu hao lũy kế: Với tài sản mới (=0); Với tài sản cũ (= Khấu hao kỳ x Số kỳ tròn + Khấu hao kỳ đầu tiên)
  • Số tháng/kỳ trích khấu hao còn lại: Phần mềm tự động tính.
  • Giá trị trích khấu hao: Bằng nguyên giá tài sản, không chỉnh sửa thông tin này.
  • Giá trị trích khấu hao còn lại: Bằng Giá trị khấu hao – Khấu hao lũy kê.
  • Tự nhập Hao mòn và khấu hao lũy kế.
  • Giá trị còn lại: Phần mềm tự động tính.

Tự động ghi tăng tài sản

  • Sau khi khai báo xong các thông tin tài sản, nếu muốn ghi tăng tài sản luôn thì tích chọn Tự động ghi tăng.

4. Nhấn Lưu để lưu tài sản.Nhấn Lưu và thêm mới để lưu và tiếp tục thêm mới tài sản khác.

5. Sau khi lưu và ghi tăng tài sản, tài sản hiển thị tại Danh sách tài sản cố định và Danh sách chứng từ ghi tăng.

Cập nhật 15/02/2024

Bài viết này hữu ích chứ?

Bài viết liên quan

[footer_base]